Văn phòng Công Chứng Pháp Chứng Kính chào Quý khách

Địa chỉ: 32 Phạm Hùng, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng Công Chứng Pháp Chứng Kính chào Quý khách

Địa chỉ: 32 Phạm Hùng, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng Công Chứng Pháp Chứng Kính chào Quý khách

Địa chỉ: 32 Phạm Hùng, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng Công Chứng Pháp Chứng Kính chào Quý khách

Địa chỉ: 32 Phạm Hùng, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng Công Chứng Pháp Chứng Kính chào Quý khách

Địa chỉ: 32 Phạm Hùng, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Quy định về mức thu lệ phí công chứng

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng

Điều 2. Mức thu phí công chứng
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu nộp phí bằng ngoại tệ thì thu bằng ngoại tệ trên cơ sở quy đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ theo tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với các việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất);
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất (tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất);
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác (tính trên giá trị tài sản);
- Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản (tính trên giá trị di sản);
- Công chứng hợp đồng vay tiền (tính trên giá trị khoản vay);
- Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản (tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay);
- Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh (tính trên giá trị hợp đồng).


Số TT
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
50 nghìn
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
100 nghìn
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng
0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng
01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7
Trên 10 tỷ đồng
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)
b) Mức thu phí đối với các việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản (tính trên tổng số tiền thuê) được tính như sau:
Số TT
Giá trị hợp đồng, giao dịch
(tổng số tiền thuê)
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
40 nghìn
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
80 nghìn
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng
0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng
800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng
02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7
Từ trên 10 tỷ đồng
05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 8 triệu đồng/trường hợp)


c) Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định như sau:


Số TT
Loại việc
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
40 nghìn
2
Công chứng hợp đồng bán đấu giá bất động sản
100 nghìn
3
Công chứng hợp đồng bảo lãnh
100 nghìn
4
Công chứng hợp đồng uỷ quyền
40 nghìn
5
Công chứng giấy uỷ quyền
20 nghìn
6
Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (trừ việc sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu theo quy định tại khoản 2)
40 nghìn
7
Công chứng việc huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch
20 nghìn
8
Công chứng di chúc
40 nghìn
9
Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
20 nghìn
10
Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác
40 nghìn


Quy định về mức thu lệ phí chứng thực

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH
Điều 3. Mức thu lệ phí
Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
1. Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu lệ phí chứng thực đối với các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
- Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất);
- Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất (tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất);
- Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản (tính trên giá trị di sản);
- Chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản (tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thấp hơn giá trị tài sản thế chấp thì tính trên giá trị khoản vay).
Số TT
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
50.000
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
100.000
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
300.000
4
Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng
500.000
5
Từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng
1.000.000
6
Từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
1.200.000
7
Từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng
1.500.000
8
Từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
2.000.000
9
Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
2.500.000
10
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000
b) Mức thu lệ phí đối với các việc chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê nhà ở (tính trên tổng số tiền thuê) được tính như sau:
Số TT
Giá trị hợp đồng, giao dịch
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
40.000
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
80.000
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
200.000
4
Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng
400.000
5
Từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng
800.000
6
Từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
1.000.000
7
Từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng
1.200.000
8
Từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
1.500.000
9
Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
1.700.000
10
Trên 10 tỷ đồng
2.000.000
c) Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá thoả thuận cao hơn mức giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính lệ phí chứng thực được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm chứng thực thì giá trị tính lệ phí chứng thực được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính lệ phí = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định như sau:
Số TT
Loại việc
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
40.000
2
Chứng thực hợp đồng bán đấu giá bất động sản
100.000
3
Chứng thực hợp đồng bảo lãnh
100.000
4
Chứng thực hợp đồng uỷ quyền
40.000
5
Chứng thực giấy uỷ quyền
20.000
6
Chứng thực sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch
40.000
7
Chứng thực việc huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch
20.000
8
Chứng thực di chúc
40.000
9
Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
20.000
3. Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch khác có giá trị dưới 50 triệu đồng là: 40.000 đồng/trường hợp.

Đà Nẵng bán đấu giá 300 lô đất

Các loại Văn bản không được chứng thực bản sao

Các loại văn bản không được chứng thực bản sao


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Ngoài những nội dung cơ bản quy định và hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà các văn bản trước đó đã quy định, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể các loại văn bản không được chứng thực bản sao. Theo đó, văn bản không được chứng thực bản sao từ sổ gốc nếu Văn bản đó là một trong các loại như:
Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung; Bản chính được đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp; Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, vi phạm quyền công dân; Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định; Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập, nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Có thể thấy, so với quy định tại Điều 16 Nghị định 79/2007/NĐ - CP ngày 18/05/2007 thì Nghị định mới đã quy định rõ, chi tiết hơn, mở rộng hơn cả về số lượng và nội dung của văn bản cấm sao y từ sổ gốc. Danh mục văn bản cấm không được sao y từ sổ gốc theo Nghị định này cũng không dừng lại ở các bản chính do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp mà còn bao gồm cả văn bản của cơ quan nước ngoài nếu chưa được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, Văn bản có dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cũng theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP các văn bản, giấy tờ, làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm có: Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; Bản chính giấy tờ văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo quy định này, văn bản được cấp bảo sao y từ bản gốc không chỉ là những bản chính được các cơ quan có thẩm quyền cấp mà còn là các loại văn bản do chính cá nhân tự lập nếu có xác nhận và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.
Về trách nhiệm của người yêu cầu cấp bản sao và người chứng nhận bản sao cũng được quy định rõ. Theo đó, người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản do mình đề nghị chứng thực làm cơ sở để chứng thực bản sao. Người thực hiện chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng bản chính do mình chứng nhận.
                                                                                                       Trich www.baongoc.vn

Phân biệt Công chứng & Chứng thực

PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC


2 khái niệm công chứng và chứng thực mặc dù rất phổ biến và hiện hữu ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Thế nhưng vẫn còn nhiều bạn có thắc mắc về những điểm khác nhau cơ bản của 2 hình thức này.
Đặc biệt, các thông tin hiện có trên mạng chưa cập nhật được thay đổi mới nhất về quy định của 2 hình thức này, Luật Công Chứng 2014  Nghị Định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, đều có hiệu lực từ tháng 1/2015.
Sau đây VPCC Pháp Chứng sẽ đưa ra một vài những điểm khác nhau cơ bản để giúp các bạn hiểu rõ hơn khi nào phải sử dụng công chứng và khi nào sử dụng chứng thực.
KHÁI NIỆM
Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của những văn bản mà luật pháp yêu cầu phải có công chứng hoặc do cá nhân/tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng, kể cả những văn bản được dịch từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.
Điều 2 Luật Công chứng số 53/2014/QH13
Và việc công chứng phải do công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề.
Điều 8 Luật Công chứng số 53/2014/QH13
*Lưu ý: bản dịch các văn bản công chứng phải được dịch bởi cộng tác viên của các văn phòng công chứng để đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của nội dung công chứng.

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. Có 4 loại chứng thực:
1.                  “Cấp bản sao từ sổ gốc”
2.                  “Chứng thực bản sao từ bản chính”
3.                   “Chứng thực chữ ký” 
4.                  “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” 
Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP
CÁC LOẠI VĂN BẢN
Công chứng:
Những hợp đồng, giao dịch có liên quan tới nhà đất như việc chuyển nhượng đất, mua bán hay cho thuê nhà ở là những văn bản pháp luật yêu cầu phải có công chứng mới được công nhận giá trị pháp lý.
Xem danh sách những loại hợp đồng đó.
Chứng thực:
Những văn bản không thuộc danh sách những văn bản bị cấm tại điều 22 của Nghị Định đều có thể được chứng thực sao y bản chính. Với việc chứng thực chữ ký, CMND và Hộ Chiếu có chữ ký xuất trình phải là thật, văn bản không thuộc loại văn bản bị cấm (Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25)
Công chứng: có 2 hình thức
Phòng công chứng do Uỷ ban tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật là Trưởng phòng, phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Chứng thực: Điều 5, Nghị Định 23/2015/NĐ-CP
Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể chứng thực:
·                     bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài,
·                     chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký người dịch văn bản đó; 
·                     chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản/di sản.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể chứng thực:
·                     bản sao từ bản chính các văn bản bằng tiếng việt hoặc được cấp/chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, 
·                     chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt (không chứng thực được chữ ký người dịch), 
·                     chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản/quyền sử dụng đất/giao dịch về nhà ở/di chúc.
Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thể chứng thực:
·                     bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, 
·                     chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; 
·                     chữ ký người dịch trong các bản dịch.
Ngoài ra, công chứng viên cũng có thể thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.
*Lưu ý: Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ
Qua những thông tin trên, chúng ta thấy rõ công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch - công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Còn chứng thực chỉ thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các giấy tờ của người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng nhận không đề cập đến nội dung.
Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp (cụ thể là: Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng) thực hiện. Còn chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do cơ quan hành chính Nhà nước (UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện) thực hiện.

Các văn bản cần phải có công chứng

Công chứng là một thao tác cần có đối với một số loại giao dịch để những hợp đồng, văn bản thể hiện các giao dịch đó, để được công nhận tính pháp lý và tăng giá trị thi thành đối với các bên tham gia hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực: 
- Hợp đồng chuyển dịch nhà đất.
- Hợp đồng thuê, mượn nhà đất ( từ 6 tháng trở lên).
- Hợp đồng góp vốn.
- Hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản.
- Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, vay.
- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung.
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
- Di chúc.
- Văn bản cam kết tài sản.
- Văn bản thỏa thuận.
- Hợp đồng mua bán xe ô tô.
Như vậy, các giao dịch có liên quan tới tài sản, đặc biệt là nhà đất hầu như đều phải có công chứng để công nhận tính pháp lý của các hợp đồng, văn bản đó. Ngoài ra, các bạn cũng có thể yêu cầu công chứng những văn bản, hợp đồng mang tính chất xác nhận sự sở hữu đối với tài sản, quyền sử dụng hoặc những văn bản uỷ quyền.